Page Nav

HIDE

Menu trên ngày tháng

Lộ trình nghề nghiệp cho bạn trẻ yêu nghề truyền thông nội bộ

Nghe tưởng đơn giản nhưng lại là thách thức với tính cách thích sự đổi mới của các bạn IC. Nên trong trường hợp này, người ở lại và duy trì được tình yêu, nhiệt huyết với công việc ở DN đó, người dẫn dắt được đội ngũ của mình làm việc, liên tục nâng cấp bản thân, vượt qua các áp lực... thì đó là người phù hợp nhất.


VÀO ĐỜI BẰNG LỐI NHỎ, BƯỚC TIẾP ĐƯỜNG NÀO ĐÂY??? 🤔🤔

“Em thích công việc TTNB nhưng em không biết sau đó sẽ đi tiếp thế nào?”.

Đó là câu hỏi, là băn khoăn gần đây nhiều bạn trẻ làm TTNB hỏi mình.

Rất đồng cảm với các bạn! Bởi 4 năm trước mình cũng tự hỏi bản thân như vậy sau khi nhận ra, TTNB hình như sẽ “quay lưng” khi mình không còn trẻ, trong khi các bạn mới vào team lại trẻ hơn và sáng tạo hơn? Thời điểm đó mình cũng bắt đầu suy nghĩ về việc làm thế nào để vẫn tiếp tục được gắn bó, tiếp nối công việc TTNB dù bước sang tuổi U30, U40?

🤔 Có thật là vòng đời tuổi nghề của TTNB ngắn, khó đi lâu dài và khó tiến thân?

🤔 Có thật là chúng ta đã sai khi chọn “vào đời bằng lối nhỏ” với một công việc ít có tương lai?

Nhân một ngày chủ nhật mưa gió, xem lại mấy bức ảnh cũ thời còn làm IC tại doanh nghiệp, nhiều kỉ niệm được gợi nhắc lại, quyết định viết một vài dòng chia sẻ với các bạn IC gen Z và một phần của gen Y.

Hi vọng rằng các bạn sẽ có những lựa chọn sáng suốt, để vững tâm mỗi ngày trên hành trình mang lại niềm vui, sự gắn kết cho những tổ chức mà mình dừng chân. 😊

--

🪴IC ➡️ Super IC (Team leader, Manager, Head of IC Department...)

Lựa chọn này phù hợp với những bạn có năng lượng thực chiến cao, có tố chất và muốn trở thành người quản lý, đồng thời có tính cách ổn định, thiên lí trí và có độ lì cao. Vì sao lại như vậy?

Bởi vì đây là hành trình "leo bậc thang" đòi hỏi sự bền bỉ - bạn làm IC cho một doanh nghiệp và gắn bó lâu dài với nơi ấy, trở thành người hiểu tổ chức và thạo việc, dần chinh phục các vị trí từ Chuyên viên đến các vị trí quản lý - Team Leader > Manager và thậm chí là Quản lý IC ngành dọc toàn quốc (nếu cty bạn có nhiều chi nhánh hoặc nhiều công ty thành viên).

Nghe tưởng đơn giản nhưng lại là thách thức với tính cách thích sự đổi mới của các bạn IC. Nên trong trường hợp này, người ở lại và duy trì được tình yêu, nhiệt huyết với công việc ở DN đó, người dẫn dắt được đội ngũ của mình làm việc, liên tục nâng cấp bản thân, vượt qua các áp lực... thì đó là người phù hợp nhất.

Người điển hình đi theo lộ trình này mà mình biết là chị Ngà Nguyễn. Luôn nể phục chị vì sự bền bỉ, nỗ lực và tình yêu gắn bó hơn 10 năm với doanh nghiệp hiện tại. Ngoài ra có Oanh Dương ở F88 cũng đang mở rộng công việc TTNB theo sự phát triển như vũ bão của DN.

Trường hợp DN của bạn nhỏ, mà bạn lại muôn thử sức vị trí quản lý team lớn hơn, hoạt động "xuyên không" trên nhiều chi nhánh hơn, bạn có thể apply vị trí quản lý về IC tại doanh nghiệp khác. Điều này vẫn thường xuyên xảy ra. Nhưng theo kinh nghiệm và quan sát của mình, dẫn dắt 1 team mà mình xây từ đầu sẽ thuận lợi hơn làm leader của một team mới toanh, ở một nơi mới toanh. Hãy thử trao đổi với sếp ở cty hiện tại về mong muốn mở rộng trải nghiệm và tăng thách thức trước khi chuyển cty khác.

Anw, dù là cách 1 hay cách 2, lựa chọn của bạn vẫn là trung thành với công việc TTNB chuyên trách, chuyên nghiệp, chỉ thay đổi chức vụ trong công việc.
-------------

🪴IC ➡️ PR - Thân thiết đã lâu nhưng không nhận ra 😊

Nếu bạn nào đã từng tìm hiểu về PR (Quan hệ công chúng) sẽ biết đến mối quan hệ của hai bạn này. IC là một trong những công cụ chủ lực của những người làm PR tại DN và ngược lại, người làm IC nếu biết thiết lập những mối quan hệ nội bộ (internal relations) tốt thì sẽ tăng hiệu quả làm truyền thông của mình.

Ở 1 số công ty không có vị trí nhân viên TTNB mà là PR nội bộ. Nhiều bạn làm TTNB cũng đang kiêm luôn công việc của PR nội bộ luôn mà không để ý đấy.

Thế nên, đây chính là cơ sở để bạn xây career path mới - Từ TTNB (PR nội bộ) tiếp tục trở thành người làm PR, phụ trách cả hoạt động đối nội, đối ngoại cho DN.

Mình cũng là một ví dụ đi theo cách này: PR - IC - PR. Mình đã từng làm việc ở vị trí PR Executive trước khi chuyển sang làm IC nhiều năm, sau đó trở lại với vị trí PR Manager cho 1 tổ chức, và bây giờ đang giảng dạy về PR.
---------------
IC ➡️ Phát triển văn hoá - Từ suối ra sông, từ sông ra biển lớn!

Thi thoảng vẫn có bạn nhầm TTNB là VHDN và ngược lại. Sự thật thì không phải thế. VHDN là hệ thống những yếu tố hữu hình (không gian, màu sắc, trang phục, biểu tượng...) và yếu tố vô hình (triết lý, giá trị, niềm tin,...) của một DN, các yếu tố này được công nhận, thể hiện và chia sẻ trong tổ chức thông qua suy nghĩ, lời nói, hành vi... của tất cả các thành viên, từ đó tạo ra những nét bản sắc riêng giữa DN này với DN khác.

VHDN bắt đầu từ người cao nhất (CEO), lan toả xuống cấp quản lý các phòng ban rồi mới đến nhân viên. Xây dựng VHDN là nhiệm vụ chung và cần sự tham gia của tất cả mọi người, tất cả các phòng ban trong công ty, không riêng bộ phận IC.

Nhưng TTNB có đóng góp quan trọng trong giai đoạn truyền thông & thực bành văn hoá (thường là giai đoạn 2 - sau giai đoạn xây dựng Cẩm nang văn hoá), biến những điều được viết trong sổ tay trở nên hiện hữu ở mọi ngóc ngách của DN.

Chính vì vậy, nhiều công ty/tập đoàn lớn thường tuyển các Trưởng Ban Văn hoá hoặc Chuyên gia Phát triển VHDN từ những người đã từng có kinh nghiệm nhiều năm về TTNB. Công việc của bạn lúc này sẽ có phạm vi rộng hơn, trừu tượng hơn, thiên về nghiên cứu và hoạch định nhiều hơn. Phần thực thi sẽ kết hợp với TTNB để làm, nên nếu ko có kinh nghiệm làm TTNB dày dặn trước đó, vị trí này hơi khó nhằn đấy! 😉
---------------
🪴 IC ➡️ EB (Thương hiệu tuyển dụng) - Bạn mới nhưng... rất hay ho 💪

🪴 IC ➡️ ???

🪴 IC ➡️ ???

Số 4: IC ➡️ EB - Bạn mới nhưng rất.. hay ho 😊

Khoảng 3-4 năm trước trở lại đây, EB trở thành từ khóa HOT của các doanh nghiệp, giống như cơn sốt IC của những năm 2014, 2015.

EB là gì? Tại sao các DN lại bỗng dưng "phát cuồng" EB?

EB là viết tắt của Employer Branding - Xây dựng thương hiệu tuyển dụng. Mình cho rằng khởi nguồn của trend EB tại Việt Nam đến từ các công ty IT Outsourcing (gia công phần mềm) cho các thị trường Âu, Nhật, Mỹ. (Đây là quan điểm cá nhân, nếu ko phải thì các bạn cứ chia sẻ thêm góc nhìn khác nhé) 

Lí do, hoạt động marketing của các cty này thường không diễn ra ở VN mà ở các quốc gia có khách hàng của họ. Ở Việt Nam, nhiệm vụ lớn nhất của họ là làm sao tuyển được nhiều nhân sự giỏi. Có nhân sự giỏi thì họ sẽ có chất lượng dự án tốt, có thể nhận được nhiều dự án mới, có thể deal được giá cao hơn.

Muốn thu hút được nhiều nhân sự IT giỏi thì các công ty phải đua nhau tạo ra các benefit hấp dẫn, môi trường năng động, trẻ trung, chuyên nghiệp... và phải biết cách để "khoe" những điều đó thật ấn tượng. Vì thế EB được chú ý thúc đẩy.

Khi khái niệm EB được lan truyền chia sẻ nhiều trong cộng đồng các DN tại Việt Nam, có 2 thuật ngữ quan trọng được nhấn mạnh, đó là: EVP và EEJ.

👉 EVP là Employee Value Proposition - Giá trị khác biệt/đặc trưng của DN hấp dẫn người lao động. EVP bao gồm cả các giá trị hữu hình và vô hình mà nhân viên có thể nhận được. Và EVP phải được phản ánh thực tế trong văn hóa DN, không được tô vẽ, "làm màu" sẽ gây vỡ mộng cho ứng viên khi pass phỏng vấn và vào làm việc.

👉 Còn EEJ là viết tắt của Employee Experience Journey tức Hành trình trải nghiệm của nhân viên. Đây là thuật ngữ chỉ ra rất rõ phạm vi công việc của 1 chuyên viên EB - tạo ra trải nghiệm thật tốt cho một nhân viên từ khi họ là một ứng viên tìm kiếm/đọc tin tuyển dụng >> Ứng tuyển > Phỏng vấn > Pass & trở thành Nhân viên (làm việc, học tập, phát triển...) cho đến khi họ nghỉ việc.

Hãy nhìn vào những bức ảnh minh họa bên dưới, bạn sẽ bắt đầu nhận ra mối liên hệ của IC với EB.

👍 Thứ nhất, để xây dựng được EVP hấp dẫn, những hoạt động do đội ngũ IC tổ chức là một chất liệu không thể thiếu.

👍 Thứ hai, để mang lại trải nghiệm tốt và để lại ấn tượng hình ảnh thương hiệu DN tích cực, IC đóng vai trò cốt yếu trong giai đoạn từ khi nhân viên onboard > làm việc cho đến trước khi họ dừng chân.

Nói tóm lại, EB có 2 nhiệm vụ quan trọng là "thu hút nhân tài" và "giữ chân nhân viên" thì IC đóng góp khá nhiều vào nửa sau.

Chính vì sự liên quan này, nên hiện nay đã có không ít DN tìm nhiều cách ghép 2 chức năng này vào với nhau: (1) Tuyển nhân sự kiêm nhiệm EB + IC (tham khảo link sau: https://bit.ly/3vrbroI); (2) Tuyển bạn IC nhập team EB (Cốc Cốc là một ví dụ. Các bạn có thể inbox hỏi kinh nghiệm Phillip Ngo về việc này).

Điều này có thể mở ra cho các bạn theo IC một con đường mới, đó là từ phụ trách công việc TTNB mở rộng ra phụ trách toàn bộ hành trình trải nghiệm của nhân viên từ khi họ chỉ là một ứng viên bắt đầu tìm hiểu DN, cho đến khi họ vào làm việc, gắn bó.

Tuy nhiên, cũng phải chia sẻ thêm và đây là chi tiết quan trọng!! 🗣🗣🗣 Nghiệp vụ của các bạn EB có tính chất lai khá rõ với marketing nói chung & digital marketing nói riêng, nên nếu bạn là người có tư duy logic, nảy số nhanh, mạnh về xây dựng content trên các nền tảng số, lanh lẹ, linh hoạt, bắt trend nhanh... thì hẵng lựa chọn hướng này nhé.
-----
Số 5: IC ➡️ Communication Specialist (Chuyên viên/Chuyên gia Truyền thông)

Hướng này khá thuận và khá dễ hiểu rồi đúng không? Từ TTNB tiếp tục làm Truyền thông (bao gồm cả đối nội & đối ngoại).

Tuy nhiên, công việc Truyền thông đối ngoại đòi hỏi bạn có kĩ năng giao tiếp ở cấp độ cao hơn vì đối tượng nhiều kiểu hơn, phức tạp hơn (Báo chí, Chính quyền, các hiệp hội, ban ngành, đối tác, khách hàng...); và chắc chắn yêu cầu khả năng tiếng Anh tốt. Nên bạn nào chọn hướng này hãy chuẩn bị 2 yếu tố then chốt này nhé.
---
Số 6: IC ➡️ IC Consultant/IC Coach...

Như các bạn vẫn biết, mặc dù nghề TTNB đã có gần chục năm ra đời ở Việt Nam, đến giờ có lẽ cũng trở thành job phổ biến không kém gì PR/MKT. Thế nhưng, nếu như PR/MKT có rất nhiều cơ sở đào tạo, nhiều khóa học, nhiều sách vở tài liệu, giáo trình chính thống từ trong tới ngoài nước... thì đối với IC, đó vẫn là một... khoảng sân rộng và trống 😀

Trong khi nhu cầu được đào tạo bài bản về TTNB là có thật. Mà không chỉ các bạn làm nghề, các DN cũng có nhu cầu thuê chuyên gia thiết kế hệ sinh thái TTNB/Tư vấn hoạch định chiến lược/Đào tạo nhân sự chuyên môn... Bằng chứng là một agency về TTNB như BlueC đã tồn tại và phát triển rất tốt nhiều năm nay (vì họ có nhiều khách hàng).

Thế thì nhu cầu về đội ngũ Chuyên gia Tư vấn/Cố vấn/Đào tạo về TTNB (&VHDN) trở nên mạnh mẽ chỉ là câu chuyện một sớm một chiều nhỉ? Bạn chuẩn bị từ bây giờ thôi! 😊
---

Như vậy là chúng ta đã có sơ sơ 6 CON ĐƯỜNG MÀU XANH để mạnh dạn theo đuổi công việc Truyền thông nội bộ. Quyết định chọn con đường nào lúc này, chỉ còn phụ thuộc vào bạn. Bạn cảm nhận như thế nào về chính mình, bạn giàu trải nghiệm ở phần nào nhất & mong muốn/kì vọng tiếp theo của bạn là gì...

Anw, cho dù bạn chọn gì, hãy yêu và tự hào về công việc của mình. Hãy làm việc nghiêm túc - tận tụy - chuyên nghiệp & không ngừng học hỏi. Không có công việc nào là kém sang hay thấp vị thế nếu bạn chứng minh được giá trị mang đến cho tổ chức và CBNV công ty mình.

Chúc các bạn luôn tìm thấy được niềm vui & động lực mỗi sáng thức dậy với nghề TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ. Chúc các bạn luôn giữ được tình yêu, sự tử tế và tinh tế trong hành trình làm nghề.

"The future depends on what you do today.” ❤️

Quảng cáo dưới