Một vài câu hỏi trước khi làm từ thiện/thiện nguyện
- Công ty muốn tập trung vào làm từ thiện ở mảng gì?
- Muốn xây dựng chương trình dài hơi cho cả năm và chỉ tập trung cho nó hay là các chương trình nhỏ lẻ mỗi tháng 1 chủ đề 1 địa điểm?
- Qua chương trình từ thiện, thông điệp mà công ty muốn gửi gắm là gì?
- Công ty muốn xây dựng hình ảnh truyền thông như thế nào trong các ctr từ thiện?
Xây dựng quỹ từ thiện
- Vậy thì làm thế nào để mọi người CÙNG CHUNG TAY tham gia/hưởng ứng là một thách thức mà nhà tổ chức cần lên kế hoạch thật kỹ lưỡng.
- Về lâu dài, tại sao không thành lập một câu lạc bộ tình nguyện nội bộ trong công ty gắn chặt với CSR?
- Về phương thức, trừ việc ủng hộ bằng hiện vật, nếu là tiền có thể thử phương án setup các cây quẹt thẻ tự động, liên kết qua các nhà mạng,...
- Với doanh nghiệp có quy mô nhân sự lớn thì chương trình này mang lại giá trị vô cùng to lớn (Raising Ownership) tới nhân viên có hoàn cảnh khó khăn tại chính công ty đó!
- Làm CSR cũng phải bài bản nên bạn có thể làm việc với các NGO để xây dựng chiến lược. Việc làm CSR ngoài tốt cho xã hội nó còn tốt cho cả brand external và internal vì vậy nên tận dụng. NGO sẽ giúp mình có được bức tranh tổng thể. Điều này sẽ tránh được việc doanh nghiệp từ thiện chỉ giúp được trong ngắn hạn mà không lâu bền
Cách làm từ thiện/thiện nguyện khi đột nhiên thiên tai xảy ra
Về sự kiện, Trung Thu hay các chương trình phúc lợi khác trong tuần này nên cắt bỏ phần lễ hội, các phần quà tặng đã mua (đặc biệt thực phẩm có date) nhanh chóng tặng thông qua các đầu mối. Ko phải vì việc này mà đình trệ lại toàn bộ là lãng phí vật lực. Quà nếu chưa mua thì dừng, quy đổi thành tiền mặt/phiếu mua hàng cho nhanh gọn.
Các chế độ cho con em nhân viên nên giữ nguyên. Đừng vội vàng quy đổi thành các khoản hỗ trợ đồng bào nếu như chưa có sự truyền thông đúng, đủ, được đông đảo ủng hộ (đã có bên nhanh nhảu làm việc này và bị phản ứng ko tốt)
Việc quyên tiền từ thiện dù cần thiết và cảm xúc đến đâu cũng cần tìm hiểu kĩ, chính xác. Vội vàng mà sai còn hại chứ không có lợi. Với anh chị em có chi nhánh/nhân viên ở vùng lũ thì tuân thủ theo chính quyền địa phương, các đội cứu hộ cứu nạn, đẩy ưu tiên hơn các chỉ thị của doanh nghiệp vì DN sẽ ra quyết định chậm hơn. Với anh em ngoài vùng ảnh hưởng, cần giữ bình tĩnh tối đa nhé. Khi chưa có thông tin chính xác và chỉ thị cụ thể thì cứ làm tốt nhất việc của mình, ai truyền thông cứ truyền thông, ai sản xuất cứ sản xuất... Sợ hãi và đình trệ mọi thứ không làm mọi việc tốt hơn.
Sau đây là mình tư vấn chi tiết nếu cần chi cho NHÂN VIÊN
1. Xác định khu vực & đối tượng & mức độ thiệt hại.
Mình đang phân loại theo 4 mức độ từ thiệt hại Ít đến Nhiều để chia ra định mức hỗ trợ.
Cái đầu tiên phải nói, là nếu ngân quỹ bên bạn nhiều mà số lượng nhân viên thiệt hại ít, thì nên hỗ trợ tất cả mọi người. Như bên mình đang định hướng như vậy, vì cái đầu tiên là họ không đi làm được bao nhiêu ngày là chừng ấy ngày mất thu nhập rồi, chưa nói đến các thiệt hại về người và của khác
2. Phương pháp
- Nếu không có bão lũ thì bên mình vốn đã có quy định trong quy chế Công đoàn, hàng tháng đều chi các khoản về ốm đau, tai nạn, tang gia hiếu hỉ, trợ cấp khó khăn... Nên đầu tiên bên mình sẽ ưu tiên chi theo quy chế này vì đã đăng ký với Liên đoàn Quận nhà nước, và có quy trình để làm theo
- Với các trường hợp đặc biệt chưa có quy định, hoặc nếu bên bạn làm lần đầu, thì có thể tham khảo bộ tiêu chí như:
+ Mức độ 1: hỗ trợ 100% anh chị em vùng gặp ảnh hưởng (cứ nằm trong vùng đó là hỗ trợ như nhau)
+ Mức độ 2: tăng định mức hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn hơn (hộ nghèo, gia đình đông con,... những cái mà bên bạn cần chứng từ hay thông tin xác minh được)
Có nhiều cách: không có sức người thì hỗ trợ tiền, chuyển khoản cho họ luôn hoặc vào kỳ lương. Tiền giúp cho nhiều việc khắc phục hậu quả về sau.
Có sức người thì tổ chức đến tận nơi, nhưng cân nhắc kỹ, vì nếu ko có kinh nghiệm và kỹ năng cứu trợ thì có khi còn gây "vướng chân" đội ngũ đang cứu trợ ở vùng ảnh hưởng
3. Dòng tiền:
- Nếu chỉ chi ra từ tiền công ty, không kêu gọi nhân viên hỗ trợ, thì hỏi bộ phận Kế toán/Tài chính tư vấn về điều khoản và thủ tục nhé
- Nếu kêu gọi quyên góp nội bộ: check điều khoản với bộ phận Pháp lý/Pháp chế, có nhiều thứ bạn cần biết và tuân thủ pháp luật đấy
4. Truyền thông.
Đối với trường hợp này thì truyền thông không phải để PR hay khoe mà là mục đích Trách nhiệm xã hội CSR. Hãy cho nhân viên, đối tác, khách hàng... biết rằng bên bạn có quan tâm nhân viên kịp thời bằng các hành động thiết thực
* Nếu chỉ đơn thuần là ỦNG HỘ CHUNG theo các quỹ xã hội
thì bạn có thể tìm nguồn gửi ủng hộ qua nền tảng Thiện Nguyện App, 1 sản phẩm của MB Bank:
https://thiennguyen.app/
Tổ chức nào, uy tín hay không thì bạn tự check legit nhé, cái này có thể recommend chứ mình nghĩ không ai có thể phát ngôn khẳng định 100% giúp họ được
Với các tổ chức uy tín, có kinh nghiệm, họ sẽ biết dùng tiền bên bạn gửi như thế nào hiệu quả nhất để cứu trợ cho đúng người
Cá nhân đánh giá cao platform này của MB Bank về ưu điểm minh bạch về thu chi, thu vào từ ai, chi ra cho ai đều có sao kê công khai mọi người vào tự kiểm tra được ạ. Còn trên platform này thì sẽ có rất nhiều tổ chức khác nhau tham gia, mọi người có thể tìm hiểu check legit, nếu không yên tâm nữa thì chuyển tất về Mặt trận Tổ quốc, những anh hùng tuyến đầu cứu trợ của chúng ta.
Bên cạnh đó nhiều ràng buộc Pháp lý đã ra đời để rõ ràng hơn trong công tác thiện nguyện nên nhà nước ko ưu tiên cho việc Cá nhân nữa
Về điều khoản Pháp lý nếu Tổ chức, doanh nghiệp đứng ra kêu gọi, mn tham khảo thêm:
Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo