Page Nav

HIDE

Menu trên ngày tháng

Bàn về TTNB (Kỳ 1): Định hướng truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ (TTNB) và Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) không phải là một, nhưng có nhiều thứ tương đồng


Để giải thích cho gãy gọn chắc cần riêng một bài sớ dài tầm đôi chục ngàn chữ. Trong loạt bài này để đỡ dài dòng Hiếu thường xuyên dùng từ TTNB, chỉ chung các hoạt động liên quan đến sự kiện, bài viết, phương pháp tiếp cận CBNV … qua đó truyền đạt thông điệp xuyên suốt của doanh nghiệp (DN) từ vĩ mô đến vi mô.

Có 3 thứ ảnh hưởng lớn tới chất lượng của hoạt động TTNB trong doanh nghiệp

- Định hướng (hay là anh sếp mến thương)

- Nguồn lực (cả về ngân sách lẫn con người)

Cường độ (và nhịp độ)

Tuy vậy, như các bạn quan sát thấy trên ICC cũng như trong đa số các câu chuyện xung quanh từ khóa TTNB và VHDN, thường các câu hỏi lại chỉ xoay quanh vấn đề “Sáng tạo”

Sáng tạo, ý tưởng, đổi mới, thú vị, hấp dẫn … là những từ khóa mà anh chị em làm TTNB cực kì lo lắng và quan tâm. Ai cũng sợ chương trình anh em bày ra không đủ hay ho với CBNV. Các câu hỏi liên tục xoay quanh chuyện này. Bí ý tưởng là nỗi sợ hãi thường trực không chỉ của của các bạn trẻ mà còn của cả những quản lý giàu kinh nghiệm trong ngành.

Vậy thực ra, chuyện sáng tạo nó quan trọng đến thế nào? Chúng ta cần sáng tạo đến đâu? Muốn sáng tạo hơn nữa thì làm sao? Sẽ cần nhiều hơn 1 bài viết để nói cho trọn, nhưng trước hết, back to the basic, anh em hãy đi từ 3 gạch đầu dòng trên đã nhé.

1. ĐỊNH HƯỚNG

Đây là thứ quan trọng nhất. Định hướng đã sai thì càng đi càng xa đích. Đang ở rạp xiếc xem hề, hỏi cậu Grab đường lên Hồ Tây hóng gió, mà nó cứ chỉ Giải Phóng đi thẳng, có phải càng đi càng tới … Văn Điển rồi không? Kịch đường là đứt cước chứ gió nào mà hóng cho nổi, phỏng ạ?

Bởi thế mới nói, sếp đã tù mù rồi thì nhân viên yên tâm là dò dẫm. Cái này không phải nói xấu gì các sếp cả đâu, mà là sự thật hiển nhiên. Sếp mà giỏi TTNB thì sếp đã đi làm TTNB, chứ sếp đã không phải sếp mình. Lính giỏi hơn sếp là chuyện bình thường, nhất là trong ngành TTNB mới toe này. Tôi thật, sếp nào mà chỉ tuyển toàn thằng kém hơn mình thì anh em cứ yên tâm Tết này nhận thưởng xong đi nộp CV chỗ khác. Thế cho lành, hê hê hê...

Ok chuyên môn việc của mình mình phải rành thì đúng rồi, cơ mà “nghiệp nhớn” cả DN, lỡ may sếp nhà mình mà định hướng tù mù thì chết cả nút à?

Thì cũng … đúng. DN có sinh có diệt, không phải DN nào cũng trường tồn. Tuy đa phần các trường hợp chê sếp tù mù lò do anh em chưa đủ tầm hiểu được ý tưởng lớn của sếp (cái này thật, anh em đừng khẳng định sếp dốt sớm nhé, chết đới), nhưng cũng không loại trừ trường hợp sếp nhà mình … tù mù thật. Chuyện vĩ mô, dù biết đèn nhà ai nhà nấy tỏ, nhưng anh em cũng cần tỉnh táo nhìn ra sếp mình rõ chuyện DN mình đến đâu qua mấy gạch đầu dòng sau:

Sếp có nói được cho anh em rõ 2 năm, 5 năm, 10 năm tới DN sẽ như nào không?

Sếp có nhanh chóng phê duyệt bản kế hoạch TTNB năm của anh em không. Nhanh quá cũng ko dc (sếp không quan tâm), mà lâu quá cũng không xong (sếp chả hiểu gì, hoặc nhìn anh em làm sơ sài quá chán chả buồn nói…).

Sếp có đồng ý cho anh em xây ngân sách TTNB không? Anh em có biết mình có bao nhiêu tiền dành cho TTNB từ đầu năm, từ năm trước không hay sát giờ mới biết tùy hứng sếp vung.

Sếp có hay quan tâm những việc chi tiết không? Không quan tâm tí gì cũng dở, mà quan tâm quá, vặn vẹo tiểu tiết, liên tục đòi thay đổi cũng hỏng.

Nhìn lại lịch sử vài năm trước, các chuỗi chương trình có kết nối với nhau không? Có ăn liền mạch theo tầm nhìn, sứ mệnh của công ty không hay là chạy cho vui?

Mỗi lần từ chối/ đồng ý với ý kiến gì mới của anh em về kế hoạch TTNB, sếp có giải thích cho anh em hiểu tại sao nó phù hợp/chưa phù hợp với DN không hay chỉ gật với lắc.
....

Có một câu rất hay được anh em truyền nhau: “VHDN chính là văn hóa của sếp tổng”.

Đúng quá. Đúng từ vi mô đến vĩ mô. Đúng từ DN lớn đến DN nhỏ. Sếp tổng lựa sếp lớn, sếp lớn chọn sếp vừa, sếp vừa tuyển sếp nhỏ, sếp nhỏ hốt lính lác. Bộ gen của các sếp lớn cứ thế lan tỏa âm thầm trong DN qua tuyển dụng như vậy, muốn vặn lệch dòng cũng khó. Sếp thích cái gì sẽ đẩy mạnh cái đó lên. Từ sở thích cá nhân như đọc sách, đua thuyền, chạy bộ, bóng đá … cho đến những thứ vi diệu hơn như ngồi thiền, theo đạo, mê nhậu, ăn chay... VHDN sẽ âm thầm bị redirect xuôi dòng theo hướng đấy ngọt lừ.

Anh em nên hiểu, dù việc này là đương nhiên, nhưng cũng cần thỉnh thoảng nhảy lên bờ mà nhìn lại, xuôi dòng mãi thế ngoài việc làm sếp vui, có chắc là có ích cho tổng thể nói chung không? Nếu không thì mạnh dạn pause lại xíu tìm cách khắc phục. Tỉ dụ sếp lớn thích tennis, ngân sách TTNB năm nay có 3 tỉ sếp bảo chi 2 tỉ tổ chức giải, trong đó giải nhất thưởng mọe nửa tỉ. Sếp tham gia đấu thì ai dám vô địch ngoài ổng đây. Sếp vui thì đương nhiên rồi nhưng còn 90% kế hoạch nữa co kéo trong 1 tỉ còn lại là việc của mấy thằng TTNB. Vui thôi đừng vui quá, cứ thẳng thắn mà phanh sếp lại, mình làm đúng ko việc gì phải sợ (phanh thế nào cho khéo thì anh em lựa, hổng phải sếp Híu Híu ko biết tính à)

Chốt lại thì định hướng là quan trọng, nhưng thường xuyên nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Nhanh chóng nắm bắt, hiểu được hướng chảy của DN bạn sẽ giúp bạn đỡ "bất ngờ" với sếp mình. Anh em nào may mắn vào DN đã có định hướng chuẩn rồi thì cứ thế bơi theo, tha hồ học hỏi từ đồng nghiệp và các sếp xung quanh. Nhưng anh em nào ở DN mà định hướng còn chưa rõ ràng, đừng lo vì nếu anh em hiểu rõ DN, và tham mưu ngược lại được cho sếp mình thì "hoạn lộ" của bạn là cực kì thênh thang, cơ hội thăng tiến lên đến những vị trí cao nếu bạn bỏ công học hỏi, nghiên cứu và ứng dụng là rất lớn.

2. NGUỒN LỰC

Định hướng đã đúng rồi thì cần nguồn lực. OK công ti doanh thu triệu đô tỉ đô nó khác công ti doanh thu triệu đồng tỉ đồng. Liệu cơm gắp mắm là việc đương nhiên phải cân nhắc tới. Đừng nhìn DN nhà người ta làm Year-End-Party resort 5 sao, mà nhà mình cùng ngành hàng, cũng bán mấy thứ rưa rứa thế, cũng phải cắn răng làm xôm y hệt. Hẹn kì sau Híu biên chi tiết hơn về phần “Nguồn lực”

Quảng cáo dưới