1. TTNB luôn gắn liền với ý chí của người đứng đầu tổ chức
Người đứng đầu luôn là linh hồn của tổ chức, khi TTNB gắn liền với ý chí vững chắc của người đứng đầu ắt sẽ được sự ủng hộ nhiệt tình của CBNV.
2. Một thông tin cần được CBNV tiếp cận tối thiểu 4 lần
Việc thông tin được tiếp cận với CBNV nhiều dĩ nhiên sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Nhưng không đồng nghĩa với việc mỗi ngày bạn gửi 1 mail cho CBNV vẫn 1 nội dung đó. Bạn nên để CBNV được tiếp cận thông tin nhiều lần, qua nhiều kênh khác nhau (radio, bảng tin, tạp chí, group Facebook....)
3. TTNB là thu hút CBNV tiếp cận thông tin, không phải là ép CBNV đọc tin
Không ai thích cảm giác bị ép buộc, chính vì vậy hãy làm sao cho thông tin trở nên thu hút, lôi cuốn CBNV khiến họ tự muốn đọc.
4. Mọi kế hoạch TTNB đều có KPI và đánh giá kết quả
KPI và đánh giá kết quả sẽ giúp chúng ta đo đếm mức độ thành công, độ hưởng ứng của CBNV.
5. Hiệu quả của TTNB được đánh giá bằng phản hồi
Mỗi hoạt động TTNB diễn ra, không thể dùng cảm tính tự đánh giá được nó tốt hoặc chưa tốt. Điều ta cần ở đây là những phản hồi của toàn bộ những thành viên tham gia, để có thể nhìn nhận 1 cách khách quan, cố gắng hoàn thiện hơn trong những hoạt động tiếp theo.
6. Mỗi CBNV là một nhân viên TTNB và là đại sứ thương hiệu
Khi mỗi CBNV họ đều tự hào về tổ chức, thương hiệu thì ắt họ sẽ tự lan tỏa những giá trị của Doanh nghiệp, Tổ chức ra bên ngoài. Vậy, điều quan trọng là TTNB phải làm cho CBNV cảm thấy tự hào và sẵn sàng làm đại sứ thương hiệu.
Bài viết từ tài liệu của Diễn giả: Nguyễn Ngọc Hà - sk hội thảo TTNB: Hiểu sao cho đúng - làm sao cho xứng