Em có một đóng góp nhỏ là khi mình lấy ý kiến của mọi người thì nên làm sao để mọi người có thể diễn giải tính từ họ lựa chọn ra. Có thể khuyến khích họ giải thích lý do, kể một tình huống giả định áp dụng giá trị đó. Sau đó mình sẽ tổng hợp và khái quát nó lại một lần nữa (Khái quát - phân tích - khái quát lại).
Vì đôi khi các thành viên sẽ bận, họ chỉ chọn ra một vài tính từ mà không suy nghĩ sâu, hoặc cách hiểu của chúng ta về 1 từ có thể sẽ khác với người khác, nó cần được làm rõ ra qua những phân tích cụ thể, như vậy mình sẽ hiểu được chính xác giá trị mà mọi người muốn nói tới.
Việc này cũng giúp mình dễ dàng hơn khi trình bày, diễn giải các giá trị cốt lõi đã được chốt để truyền thông tới toàn thể nhân viên ạ.
À còn về việc xây dựng hoạt động để mọi người cùng nhau đưa ra giá trị cốt lõi, thì em thấy có bên thuê các anh chị facilitator - những người điều phối chuyên nghiệp và có kinh nghiệm về mảng này để thiết kế một buổi hoặc một chuỗi hoạt động xây dựng giá trị cốt lõi. Họ sẽ có những bài tập trải nghiệm, những câu hỏi và cách điều phối giúp mình khai thác được nội dung mong muốn từ mọi người ạ. Và buổi đó cần có sếp tham gia, để có đầu ra ngay sau đó.
Lý thuyết cách làm mình thấy mn chia sẻ khá đủ như trên rồi, mình góp thêm ý về cách làm của bản thân là:
1. Thường cty muốn giá trị nào thì sếp đã có hết rồi, chỉ là đợi mình hỏi thôi.
2. Nếu sếp chưa có thì khảo sát và lấy thông tin như các bạn góp ý trên nhưng chú ý tránh đẽo cầy giữa đường mà cần tập trung vào 2 nội dung sẽ tác động chính như sau:
- Ngành nghề lĩnh vực: công nghệ sẽ thiên về năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, sản xuất sẽ thiên về an toàn, tin cậy, chính trực, bất động sản sẽ là máu lửa, thực dụng, dám làm... mỗi ngành nghề đều đã có khung chung, chỉ cần tham khảo các cty lớn cùng ngành là có
- Tính chất lao động: tùy số lượng lao động đặc thù trong DN mà giá trị cũng có thể thay đổi như nhiều nữ thì các giá trị nên mềm hóa, mang tính ổn định, hay tuổi cao thì nghiêm túc, trách nhiệm, hay trẻ trung thì chấp nhận khác biệt, nổi loạn, đột phá...
Mình thấy vậy là cũng hòm hòm dc 80%.
Anh đồng ý với các lý thuyết mà Thanh Thanh, Oanh Dương đưa ra. Thực tế, khi làm về GTCL, trước hết mình phải nắm rất rõ các lý thuyết để mình trở thành người tham mưu cho các sếp. Sau đây là vài kinh nghiệm của anh:
1. Tùng thực hiện bằng phương pháp đặt câu hỏi coaching dành cho những người có sự ảnh hưởng lớn đến công ty (nhân mạnh là ảnh hưởng, quyết định lớn). Trong coaching hỏi trực tiếp, chúng ta có thể nắm bắt được những nhận thức, tâm lý và đôi khi làm tiềm thức sâu suy nghĩ của người được hỏi.
2. Thực hiện bằng nhiều phiên khác nhau, mỗi phiên thay đổi câu hỏi nhưng vẫn xoay quanh tầm quan trọng của giá trị đối với cty. Xem người trả lời có nhất quán các câu đáp lại hay ko.
3. Tổng hợp các câu trả lời, tìm câu từ thích hợp nhất để tạo nên 1 tuyên bố.
Bổ sung: Coaching là một trong những phương pháp thôi. Nó có điểm mạnh là tìm những giá trị nằm trong vùng tiềm thức của cá nhân những người có ảnh hưởng. Mà tiềm thức, đóng vai trò rất lớn trong việc ra quyết định các hành vi của cá nhân ấy.
Và nên kết hợp các phương pháp khác nhau: tham vấn chuyên gia, khảo sát tập thể, tổng kết quá trình qua các sự kiện lớn...
Đây là kinh nghiệm của anh:
B1: Khảo sát
Có 2 bài khảo sát:
- Khảo sát CHMA để xác định xu hướng văn hoá hiện tại và văn hoá mong muốn.
- Khảo sát chi tiết để làm rõ các đặc điểm về văn hoá hiện tại và văn hoá mong muốn.
B2: Tổng hợp kết quả và đưa ra gợi ý về giá trị cốt lõi
Phòng HCNS tổng hợp kết quả khảo sát, sau đó đưa ra những giá trị mà đa số mọi người đồng thuận. Sau đó báo cáo trong cuộc học của BLĐ và các trưởng bộ phận
B3: Viết về giá trị cốt lõi
BLĐ và các trưởng bộ phận dựa vào gợi ý mà phòng HCNS đưa ra, mỗi người viết 1 bản giá trị cốt lõi theo quan điểm của mình.
B4: Lựa chọn Team xây dựng giá trị cốt lõi
Team gồm 3-5 người bao gồm: GĐ, TP nhân sự, Chuyên viên VHDN và 2 người có tầm ảnh hưởng khác. Căn cứ vào phần giá trị cốt lõi mọi ng viết ở trên để thảo luận, tinh chỉnh, thu gọn lại các giá trị.
B5: Đưa ra bản demo rồi xin ý kiến của BLĐ và các trưởng bộ phận.
Đưa ra bản final và ban hành.
Quá trình trên mất 2-3 tháng nếu làm việc tích cực.
Em nghĩ có thể là:
1. Gom lại đội key của công ty, gồm BLĐ, người làm lâu năm. Cho mỗi người tự vẽ ra những tính cách, hành vi mà bản thân có hay mong muốn mọi người xung quanh sẽ có. Vẽ ra với câu hỏi: "Bạn muốn bạn và những người đồng nghiệp của bạn có những tính cách như thế nào?"
2. Sau đó tìm ra điểm chung giữa các ý, so sánh với những ý của người sáng lập, và nét tính cách của người sáng lập để chọn ra những điều chung nhất
3. Khảo sát CBNV xem nếu với những giá trị đó, họ thấy thế nào? Có hài lòng hay chấp thuận được không? Có ý kiến khác hay phản ứng gì không? (Có khảo sát thì mn sẽ thấy được lắng nghe)
4. Ghi nhận góp ý và điều chỉnh, chốt
5. Chính thức ban hành và truyền thông
Giá trị cốt lõi sẽ là nền tảng cho các hành vi của mọi người trong doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi theo em hiểu thì k chỉ hướng đến giá trị sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mà nó là những giá trị chung để khi mỗi CBNV nhìn vào sẽ đều thấy có mình trong đó c ạ.
Về việc xây dựng Giá trị cốt lõi, mình thấy cách làm của Oanh Dương và Thanh Thanh suggest là chuẩn quá rồi. Còn hướng đi thì đúng như anh Cường chia sẻ, không chỉ ở FPT mà ở DN nào cũng vậy, IC là người quan sát, lắng nghe, khảo sát, tổng hợp các tính cách, mong muốn từ cả 2 phía CBNV và Ban Lãnh đạo. Sau đó IC sẽ ráp 2 mong muốn đó lại với nhau, chắt lọc tinh hoa dựa trên định hướng của Ban Lãnh đạo để ra được bộ Giá trị cốt lõi. Và bước cuối cùng thì CEO vẫn là người CHỐT lại xem bộ giá trị cốt lõi đó có đúng và phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng phát triển của DN hay không.
Đó là cách triển khai thực tế, còn về lý thuyết mình học được từ khoá ICC của nhà Elite PR School thì có 2 điểm cần thấu là:
* Định nghĩa: "Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc (định hướng) giúp chúng ta xác định được đúng – sai, cách hành xử trong các tình huống khác nhau".
* Nội dung Giá trị cốt lõi cần phải thể hiện được:
- Niềm tin lâu dài và nguyên tắc hành động
- Giá trị nội tại, được khám phá, thừa nhận
- Gắn kết các bộ phận, thúc đẩy hành động
- Hỗ trợ Sứ mệnh và phù hợp với Tầm nhìn
Thực tế kiểm chứng thì mình thấy Giá trị cốt lõi của công ty mình hiện tại cũng đang đi theo đúng hướng như vậy.
Một vài thông tin mình có dựa trên những gì được học, làm, trải nghiệm về Giá trị cốt lõi, mong có thể giúp được mọi người xử ngon lành task khoai này nha
Em cần có bước khảo sát,
1. Xem CEO muốn doanh nghiệp của mình có những tính cách gì. Ví dụ Tận tâm, trung thực....
2. Khảo sát CBNV công ty, xem các bạn ý có tính cách gì
Từ đó tìm đc các tính cách chung, và thảo luận với Sếp về phương án chốt