Vậy nên hình thành câu hỏi: Cái ĐÍCH của VHDN là gì?
Tại sao là VHDN mà ko phải TTNB – Mình ko muốn nói nhiều đến TTNB và trong các bài viết của mình trước h gần như ko nhắc nhiều đến TTNB ko phải vì atsm suốt ngày đu đưa VHDN mà theo quan điểm của mình, TTNB chỉ là 1 nhiệm vụ, 1 bước cần có trong quá trình xây dựng VDHN. Người làm TTNB cần có tầm nhìn đúng và đủ xa để biết vị trí cũng như đưa công việc của mình theo hướng hiệu quả nhất.
Nói nhanh về đích đến của TTNB: Thì trong 1 bài gần đây nói về cách hình dung bộ phận VHDN trong cty như 1 hệ tuần hoàn, phòng xây dựng VHDN như trái tim thì TTNB chính có nhiệm vụ xây nên 1 hệ thống mạch máu khỏe mạnh và thông suốt, đến mọi ngõ ngách cơ thể doanh nghiệp. Vậy cái đích của TTNB chính là XÂY NÊN HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG THÔNG TIN TRONG CÔNG TY. Vậy nên trong công việc TTNB cần chú ý:
- Tìm ra kênh truyền thông chính, hiệu quả, mạnh nhất của công ty.
- Tìm ra hình thức truyền thông chính phù hợp nhất với công ty.
- Tìm ra đội hỗ trợ, ban đại sứ, đội ctv... nhiệt tình nhất trong công ty.
Với 3 yếu tố trên, khi đã thành hình thì dù bạn có làm tiếp hay nghỉ, hệ thống thông tin trong cty vẫn chạy ngon lành, lúc này nhét bất kỳ ai vào cũng vận hành được hệ thống, cái khác nhau chỉ là chất và sự sáng tạo trong từng nội dung tin.
Tạm gác lại TTNB ta đi qua VHDN. Vậy với 1 cái khái niệm mà nhiều DN còn đang mơ hồ, người làm ngành như ae ta cũng lơ mơ hồ không ít thì làm tn biết cái đích của VHDN ở đâu???
(Đến đây xin ghi nhận góp ý ace tiếp tục đâm chém, ý của mình sẽ như dưới đây)
Để có cơ sở bám vào khi nói về mục đích của VHDN thì chúng ta coi lại Khái niệm của nó. (Nói coi lại nhưng các bạn tự sợt mạng nhé, ko nhắc lại) Thì VHDN là nói đến những giá trị cùng chia sẻ. 1 người có giá trị cá nhân thì gọi là cá tính, 2 người cùng chia sẻ thì thành đồng điệu tri kỉ, từ 3 người trở lên cùng chia sẻ thì thành văn hóa nhóm. Trong 1 tập thể 1 cty thì thành văn hóa DN. Vậy ở đây có 1 khái niệm liên quan là SỐ ĐÔNG.
VHDN phục vụ số đông nhưng trước giờ chúng ta hay được biết là một doanh nghiệp có VH mạnh thì sẽ có: 1 môi trường (hay mới đây được cập nhật về khái niệm “hệ sinh thái”) mạnh: Nơi mọi người đều được tôn trọng, đều vui vẻ, đoàn kết, mong muốn cống hiến...
Nhưng đó có phải cái cuối cùng? Bởi DN thì dĩ nhiên quan tâm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh. Chúng ta nói có cái trên (môi trường mạnh) thì nhân sự sẽ cống hiến nhiều hơn, làm việc hiệu quả hơn, năng suất tốt hơn... ok thì nó đúng. Nhưng bản thân mình thấy chưa đủ. Đó chỉ là TỐT chứ không phải HIỆU QUẢ hay TUYỆT VỜI. Nếu so với những gì văn hóa có thể làm như: Đưa Nhật Bản thoát nghèo thành nước giầu mạnh, đưa Việt Nam từ 1 nước bị đô hộ thành 1 nước tự do đánh bại 1 loạt siêu cường thế giới, đưa Israel từ một quốc gia lưu vong thành 1 nước có nền khoa học đứng đầu thế giới hay chúng ta có thể nói đến sức mạnh của các tôn giáo... thì có thể thấy được: Văn hóa là nền tảng cho những điều phi thường. Văn hóa là thứ tầng bậc cao nhất kéo con người đi chung 1 hướng, làm cùng 1 mục đích và đạt đến một hiệu quả kinh ngạc. Nhưng nếu có văn hóa mà để đấy ko làm gì thì sẽ trở thành lãng phí mà có khi còn trở thành ngu dân. Lúc này để Văn hóa phát huy được sức mạnh thực sự ta sẽ có khái niệm cần chú ý thứ 2 là TEAM WORK.
- 1 người nhặt rác – bình thường. 1 nghìn người nhặt rác trên sân vận động thì khác thường.
- 1 người hiến máu – bình thường. 1 xã hội chung tay hiến máu khi ngân hàng máu quốc gia cạn kiệt nhóm máu O thì đầy cảm xúc.
- Gần đây nhất: 1 người quyên góp chống dịch – tốt. Cả nước chung sức chống dịch thì nguồn lực là vô hạn.
Vậy quay lại với Doanh nghiệp. Khi đã có Văn hóa rồi thì việc còn chưa phải dừng lại mà còn phải tận dụng tốt nó. Và đó là khi chúng ta sẽ đề cập đến khái niệm thứ 3 khiến cho một doanh nghiệp trở nên hùng mạnh trong mắt người tiêu dùng, khiến xã hội trầm trồ, khiến nhân viên tự hào phồng mũi.