Page Nav

HIDE

Menu trên ngày tháng

3 bài học cho người làm truyền thông nội bộ

Truyền thông Nội bộ và Văn hóa Doanh nghiệp chịu duy ý chí của người đứng đầu rất mạnh mẽ. Một vị tướng luôn hướng tới "chiến thắng" sẽ có cách điều binh khác với người "vì hòa bình dân tộc". Một chủ doanh nghiệp đặt "lợi nhuận lên trên tất thảy" sẽ điều hành khác với người "hài hòa lợi ích". Và vì tư tưởng không giống nhau nên con đường và đích đến cũng khác nhau.



Tính đến 17h ngày 12/6/2021, 4.845 tỷ VNĐ của 283.169 tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã được đóng góp vào Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19. Đó còn chưa tính tới những hỗ trợ thường xuyên, xuyên suốt từ khi dịch bùng phát ở Việt Nam.

Bắc Giang bị Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiêu thụ vải thiều. Ngay lập tức, Beatvn - Fanpage có 1,7 triệu người theo dõi tổ chức livestream buôn nông sản giúp bà con. 100 tấn nông sản các loại với 9.000 đơn đặt hàng trở thành kỷ lục chốt đơn bán hàng online.

Bóng đá thì thôi, đừng hỏi. Đến cả page 3/// còn phải tạm gác việc khát nước sang 1 bên để cổ vũ cho đội tuyển thì biết như thế nào rồi đấy. 🤣 Đúng là giống như kéo co, cờ đỏ bên nào bên đấy thắng.

Hoài Linh 14 tỷ nuốt không nổi khi bị cả cộng đồng chặn họng, đành tốc biến đi giải cứu lũ lụt bà con miền Trung giữa trời hè nóng thấy mẹ. 🤣

Thế mới thấy, sức mạnh của Truyền thông Nội bộ tại Việt Nam khủng khiếp như thế nào. Nó khiến mỗi cá nhân gạt bỏ lợi ích riêng, gạt bỏ những khác biệt để đồng lòng, gắn kết vì mục tiêu chung.

Quay ngược lại lịch sử, Truyền thông Nội bộ luôn hiện hữu mỗi khi tổ quốc cần. Điển hình nhất như Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, hay Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"Sát thát" hay "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" trở thành những Tagline hiệu triệu mà nhiều người làm Marketing bây giờ phải thèm muốn.

Đừng nghĩ rằng đó đều là những bài học vĩ mô, mang tầm quốc gia. Thế giới, các khu vực, từng lục địa, quốc gia, hay doanh nghiệp, cuối cùng chỉ khác nhau ở sự to xác, còn bản chất vận hành bên trong khá tương đồng. Nếu có cuốn "Tại sao các quốc gia thất bại?" thì chúng ta hoàn toàn có thể tự viết nên một cuốn sách riêng mang tên "Tại sao các doanh nghiệp thất bại?".

Là một người làm Truyền thông Nội bộ và Văn hóa Doanh nghiệp được 5 năm, ở một Tập đoàn lớn nhất Việt Nam (không phải Vin đâu, Vin chỉ lớn nhất trong tư nhân thôi) và ở một doanh nghiệp còn rất trẻ, mới chớm sang tuổi vị thành niên nhưng thu được những kết quả có thể khiến các chú U30 ngỡ ngàng, thì tôi đã được trải qua nhiều bài học xương máu. Các bài học đó, càng ngẫm càng thấy nó giống y hệt như những gì mà Việt Nam trải qua.

-------------------

❤ BÀI HỌC 1: TÌM MINH CHỦ ĐỂ THỜ

Cái may mắn của người làm Truyền thông Nội bộ và Văn hóa Doanh nghiệp chính là tìm được minh chủ. Đó là một doanh nghiệp mang được nhiều lợi ích cho cộng đồng, xã hội.

Truyền thông Nội bộ và Văn hóa Doanh nghiệp chịu duy ý chí của người đứng đầu rất mạnh mẽ. Một vị tướng luôn hướng tới "chiến thắng" sẽ có cách điều binh khác với người "vì hòa bình dân tộc". Một chủ doanh nghiệp đặt "lợi nhuận lên trên tất thảy" sẽ điều hành khác với người "hài hòa lợi ích". Và vì tư tưởng không giống nhau nên con đường và đích đến cũng khác nhau.

Nhiều bạn có xu hướng tìm một công việc nhiều tiền, hoặc công ty có thương hiệu lớn, hay môi trường trẻ trung, năng động. Điều này không sai. Nhưng chúng ta nên bổ sung vào bộ lọc những yếu tố khác: Sản phẩm có thật sự vì người tiêu dùng, Trách nhiệm xã hội, Phát triển bền vững... Phức tạp như thế để thể hiện rằng bạn là một người có khát vọng và mục tiêu cao cả hơn. Và nếu thật sự bạn là một người như vậy, cái nghề này chắc chắn không bạc hay rẻ mạt đâu.

Giống như Việt Nam vậy. Lịch sử thế giới ghi nhận, chỉ có 2 dân tộc từng bị đô hộ suốt 1.000 năm mà không hề mất đi tiếng nói, không bị đồng hóa, vẫn có lãnh thổ riêng. Đó là Việt Nam và dân Do Thái Israel. Một đất nước kiên cường như thế sẽ khiến chúng ta cảm thấy tự hào vì được là một phần của nó.

-------------------

❤ BÀI HỌC 2: CÔNG VIỆC CỦA TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĂN CHƠI NHẢY MÚA

Việt Nam có tổ chức Mini-game đóng góp cho Quỹ Vaccine, hay thi xem ai bán được nhiều vải thiều nhất không? Không.

Việt Nam có làm Team-building hay tổ chức hoạt động đá bóng để cổ vũ đội tuyển quốc gia không? Không.

Vậy tại sao những chương trình như thế lại được nhiều người hưởng ứng, tham gia?

Đơn giản thôi. Vì truyền thông đã gãi đúng chỗ ngứa của mỗi người dân.

Covid-19 khiến ai cũng lo sợ. Vải thiều Bắc Giang đang đúng vụ, ngon mà, đằng nào chẳng mua. Còn bóng đá, đến người không thích bóng đá như tôi mà còn nín thở xem cho bằng bạn bằng bè.

Vậy nên đừng cố làm một Mini-game hay hoạt động tập thể mà đối tượng của chúng ta không có nhu cầu.

Trong trường hợp bạn buộc phải đẻ ra một Mini-game, Contest hay hoạt động để phục vụ "mục đích chính trị", thì hãy làm một bước trước đó: Truyền thông khơi gợi nhu cầu. Và đấy chính xác là những gì báo chí, truyền thông ở Việt Nam đã làm trong những sự việc tôi nêu ở trên.

-------------------

❤ BÀI HỌC 3: CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP KHÔNG KHÁC NHÀ BÁO

Tôi liệt kê một vài công việc mà tôi cho rằng quan trọng nhé. Nếu bạn chưa làm việc gì, thì hãy bổ sung ngay đi!

Sản xuất nội dung truyền thông sản phẩm, thương hiệu, văn hóa => Những nội dung này được sử dụng để Marketing, đăng báo PR ngoài, tuyển dụng... Ở những nơi tôi làm, chúng tôi cũng từng thuê nhà báo viết bài. Nhưng tâm thế, chất lượng của một người được trả tiền để review sẽ khác với người thực sự sống và làm trong đó.

Đi công tác => Chỉ có duy nhất 1 cách là bạn phải đi thôi. Đi để người ta biết tới mình, mình biết tới mọi người. Đi để hiểu thực chất đang như thế nào. Nếu bạn lười đi công tác, tôi có thể đọc ngay ra vấn đề trong công việc bạn gặp phải: Những người khác nghĩ bạn không làm gì, Sếp không đánh giá cao, Cạn kiệt ý tưởng, Không có sản phẩm chất lượng...

Hỗ trợ truyền thông cho những chiến dịch lớn của công ty, phòng ban => Có nghĩa rằng bạn phải nghiêm túc lập và thực hiện một kế hoạch truyền thông, Marketing với lộ trình và KPI cụ thể.

Soạn thảo bài phát biểu => Sếp thường rất bận nên không có thời gian tự chuẩn bị bài phát biểu đâu. Lúc này chính là lúc Truyền thông Nội bộ được tỏa sáng với lãnh đạo. Bạn hiểu tổ chức mình ra sao, bạn gắn kết với con người ở đó như thế nào, bạn có yêu quý, phục sếp mình hay không... thể hiện hết ở đó đấy.

Báo cáo công việc => Nếu không chứng minh được việc mình làm là giá trị, thì chắc chắn chẳng ai tin bạn có giá trị. Biết báo cáo công việc là cả một nghệ thuật.

...

Bạn có nhận thấy sự tương đồng rất lớn trong công việc của một nhà báo và một người truyền thông trong doanh nghiệp không? Nếu coi Việt Nam là một doanh nghiệp, thì các cơ quan báo chí, truyền thông chính là phòng/ban Marketing Truyền thông, và nhà báo chính là nhân sự đảm nhiệm vai trò thực thi Truyền thông Nội bộ, xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp.

Điều đó có nghĩa, nhà báo có kỹ năng gì, bạn sẽ phải có kỹ năng đó thì mới làm tốt nhiệm vụ. Ở một khía cạnh nào đó, người làm Truyền thông trong tổ chức còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực đặc thù hơn nhà báo. Ví dụ, tôi làm cho một doanh nghiệp FMCG về thực phẩm, thì tôi cần phải biết FMCG là gì, vận hành như thế nào, dinh dưỡng, luật pháp hiện hành trong ngành...

Quảng cáo dưới